Khoa học xã hội các khóa học ở Úc
Khoa học xã hội được thực hành giảng dạy ở mọi trường đại học Úc. Phần lớn công tác giảng dạy và nghiên cứu liên quan đến những đặc điểm riêng của đất nước này: một đảo thưa dân; một xã hội của dân định cư Châu Âu với sự hiện diện hùng hậu của người bản xứ; tỷ lệ nhập cư cao và đa sắc tộc; một nền dân chủ cấp tiến với hệ thống liên bang của chính phủ; một nền kinh tế thương mại hưng thịnh trên nền tảng xuất khẩu hàng hóa. Do đó khoa học xã hội của Úc rất mạnh trong những lĩnh vực như nghiên cứu môi trường, nhân khẩu học, nghiên cứu Thổ dân, chủ nghĩa đa văn hóa, nghiên cứu giới tính, lịch sử, chính trị và kinh tế. Ngành này cũng có thế mạnh trong những môn như triết học và nghiên cứu quốc tế, đặc biệt là Đông Á và Đông Nam Á học.
Khoa học xã hội phát triển trong những ngành có tính chất rèn luyện trí óc, được tổ chức theo các khoa riêng biệt. Do đó các ngành nhân chủng học, địa lý, lịch sử, ngôn ngữ, triết học, chính trị và xã hội học được đưa vào các khoa nghệ thuật, trong khi kinh tế, giáo dục và luật thì lập thành các khoa riêng và tâm lý học thì được đưa vào khoa khoa học hay thậm chí y học. Sự sắp xếp này mở đường cho những cơ cấu tổ chức mới. Trường đa ngành trở nên phổ biến và các phân ngành thay thế cho khoa. Các môn học áp dụng những lĩnh vực nghiên cứu, các khóa học chuyên môn và hướng nghiệp được mở rộng. Do vậy các ngành học kinh doanh giờ đây thu hút lượng ghi danh nhiều hơn ngành kinh tế, trong khi các trường theo chính sách công thì hoạt động cùng các ban ngành chính trị. Xu hướng này cũng rõ ràng trong nghiên cứu, với sự hình thành các học viện và trung tâm đa ngành.
Chương trình cử nhân yêu cầu ba năm học, với năm thứ tư là năm danh dự. Sinh viên cần phải hoàn thành một chuyên ngành, được tạo thành từ một trình tự các đơn vị học kỳ cho một môn, nhưng cho phép chọn lựa đơn vị từ các môn khác. Có rất nhiều khóa chuyên sâu sau đại học, thường gồm hai năm học; nhiều khóa trong số này là về dạy nghề và phục vụ cho cả thị trường trong nước lẫn quốc tế.
The Australian Research Council (Hội đồng Nghiên cứu Úc) là nguồn hỗ trợ chủ yếu cho chương trình nghiên cứu và cung cấp hàng loạt khoản trợ cấp cho các trung tâm, dự án và học bổng. Những khoản này bao gồm trợ cấp với các đối tác ngành, và được bổ sung bằng nghiên cứu ủy nhiệm. Chương trình nghiên cứu cao học được hỗ trợ bởi một lượng lớn học bổng cho sinh viên trong nước, để họ được học miễn phí. Số lượng nghiên cứu sinh cao học quốc tế thấp hơn so với sinh viên đại học, thế nhưng con số này đang tăng lên. Một số chương trình nghiên cứu của chính phủ hỗ trợ hợp tác quốc tế, đây là một đặc tính nổi bật của công tác hiện tại trong ngành khoa học xã hội. Tất cả các trường đại học Úc đều thực hiện cả giảng dạy lẫn nghiên cứu, để cả chương trình học lẫn phương pháp giảng dạy đều được làm phong phú bởi hoạt động nghiên cứu.
Nghiên cứu liên ngành cũng ngày càng được chú trọng, cả trong ngành khoa học xã hội lẫn trong mối liên kết với khoa học tự nhiên và sinh học. Do đó khoa học xã hội được đưa vào những chương trình của các tổ chức nghiên cứu công cộng chẳng hạn như Commonwealth Scientific and Research Organisation (Tổ chức Khoa học và Nghiên cứu Liên bang), và đóng vai trò nổi bật trong nghiên cứu môi trường, sức khỏe cộng đồng và đổi mới công nghiệp. Các mô hình hoạt động này lần lượt mang về công ăn việc làm. Nhiều sinh viên tốt nghiệp khoa học xã hội theo đuổi sự nghiệp chuyên môn trong những ngành công và tư; ngày càng nhiều người làm việc trong khu vực tăng trưởng của nền kinh tế tri thức.
Academy of the Social Sciences in Australia (Học viện Khoa học Xã hội Úc)